Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

NÊN CHỌN ĐÀN VIỆT NAM HAY ĐÀN NHẬT CŨ?






Sau đây, mình sẽ trả lời câu hỏi muôn thưở ấy @blue face
Với tầm tiền 3,4tr chắc hẳn các bạn cũng rất đắn đo khi kén chọn vợ. Giá này các bạn sẽ có nhìu lựa chọn: Đàn VN, Đàn thương hiệu China, Đàn Nhật Cũ. Và sự bí ẩn nằm ở những "cô vợ Nhật"

Vậy đàn Nhật cũ xuất xứ từ đâu và tại sao nó vào được VN?

Đàn Nhật cũ vào VN với 2 con đường:

1. Nó được lấy từ nguồn rác thải công nghiệp bên Campuchia. Trên 95% sự hiện diện của đàn 2nd (lẫn trong đó đàn Tàu, đàn Hàn Quốc, đàn Nhật) đến từ quốc gia láng xiềng. Những cây này được mua theo công với giá rất bèo 50tr-150tr/100 cây. Đa số bị hư hỏng nặng về phải tân trang lại và bán với giá gấp 5-10 lần giá trị thực của nó. Nên bạn ko phải dân chuyên nghiệp thì trả giá cỡ nào cũng hớ.



2. Một số hàng chiến, được các thuỷ thủ xách tay từ Nhật về theo đường tàu biển. Nhưng cái giá phải trả ko phải là rẻ, đàn từ 5-10tr/cây + tiền cước 1tr/cây. Nhưng dân chuyên nghiệp rất thik mặt hàng này và ko ngại ngã giá để mua chúng. Rất tiếc là số lượng có hạn và rất khó để lựa.



Chất lượng đàn VN hiện nay như thế nào?

"Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", đây không phải là một câu nói suông...

Chất lượng: Phải nói khoảng 3 năm trở lại đây, trình độ đóng đàn của nghệ nhân Việt Nam lên tay rất rõ. Họ chịu nghiên cứu những mẫu mã, kỹ thuật đóng đàn của nghệ nhân nước ngoài. Thậm chí Blackcat đây còn nhờ bạn thân bên nước ngoài xách tay những cây đàn Mỹ về, sau đó đập ra nghiên cứu sau đó mình sẽ copy y chang họ. Coi như là VN đang ăn cắp công nghệ nước ngoài đi.



P/s: Em 4tr5 gỗ Philipine Koa dáng Lakewood



Giá cả: Phải nói giá cả đàn VN là rẻ nhất thế giới. Bạn cứ tính xem khoảng 40$ là ta có một cây All-Solid rồi. Ở Mỹ chắc mơ cũng ko có.
Đàn VN bấy lâu nay cũng ít tăng giá, chứ ko muốn nói có một sộ mặt hàng càng ngày càng rẻ nữa chứ. Khoản tiền bạc đi với Khải thì các mem cứ yên tâm nhé.

Lời khuyên nhỏ:
Nếu các bạn không có đam mê và am hiểu về kỹ thuật thì đừng nên lựa chọn đàn Nhật cũ. Mình cũng không khuyến khích các bạn tự đi lựa. Nếu ko muốn cầm 3-4tr mua một "khúc củi" về nhà.
Để an toàn cho các bạn và đáp ứng yêu cầu về mẫu mã. Mình vẫn chọn Đàn Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Những cây đàn mình lựa đảm bảo ko có lỗi và có chế độ bảo hàng 1 đổi 1 trong vòng 1 năm.
Đọc đến đây các bạn nào vẫn còn nuôi dưỡng ước mơ "cưới vợ Nhật" xin liên hệ Blackcat để được mai mối.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Hình Ảnh Và Thông Số Đợt 81



Đợt 81 thành công tốt đẹp, do các mem quá nhiệt tình nên Ad BlackCat và Chú Vinh phải nỗ lực hết mình đến tận...chiều T2 mới hoàn thành đợt. Tổng thu hoạch được 6 cây chiến, đang kể nhất trong đó là:

*Em Ziricote 3A...Top: Moon Spruce 3A...Neck: Maple...Những chi tiết nhỏ còn lại hội tụ những loại gỗ tinh hoa nhất thị trường như Zebra Wood, Ind Rosewood, Ziricote ; tất cả được sắp xếp một cách hài hoà trên một tổng thể tạo nên một kiệt tác nghệ thuật. Giá lại cực kỳ mềm-6tr5.










[COLOR="rgb(255, 140, 0)"]*Siêu phẩm "Ghost Rider 3xx"[/COLOR] với công nghệ cực khủng từ Mỹ và âm thanh "quỷ khóc thần sầu" đã thuộc về một a ở Đak Lak. Hy vọng về tới nhà, a ấy sẽ tung ảnh "vợ đẹp" để chúng ta cùng chiêm ngưỡng.

.......

Ngoài ra những cây tầm thấp cũng ko chịu kém cạnh với nhưng thông số vô đối trong tầm giá như: [COLOR="rgb(255, 140, 0)"]Mặt Bearclaw, Mặt European, Mặt Sitka, Gỗ Hồng Đào Lào...[/COLOR]











.............

Các mem có thể coi toàn bộ album tại Fan Page của Tổ Chức:

https://www.facebook.com/media/set/?...6541649&type=3


Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

3 Tiêu Chuẩn Để Lựa Chọn Đàn

Dạo này Ad bị ghiền xe hơi đồ, nên cũng thử việc một bài so sánh vui giữa đàn và xe hơi.
Theo mình, về quan điểm lựa chọn cả 2 dựa trên 3 tiêu chuẩn chính. Mình sẽ sắp xếp từ quan trọng->ít quan trọng



1. Đàn quan trọng nhất là kỹ thuật đóng; công nghệ (cũ or copy những mẫu đàn Mỹ) ; kết cấu dàn nan, dàn khung. Kế đến làchất liệu gỗ sẽ quyết định âm sắc của cây đàn. Phần này đặc nặng vấn đề kỹ thuật, nó quan trọng như động cơ xe hơi(Dung tích xy lanh, Công suất cực đại, Momen xoắn cực đại). Xe Tàu-Hàn đẹp, có sang mà động cơ rẻ tiền, ì ạch, mau hỏng hóc thì cũng coi như vứt đi.



2. Quan trọng thứ 2 đó là cần, dàn phím, action và scale. Lựa đàn mới hay cũ đi nữa cần đàn phải thẳng; dàn phím phải mượt mà, kéo-vuốt phải êm ái; aciton phải nhẹ chuẩn 3,2-3,5 mm; scale-theo mình hiểu là độ căng dây, độ căng phải chuẩn vừa phải (ko quá trùng gây ra hiện tượng sai âm vực, còn quá căng bạn sẽ ko bao giờ lên đúng E dc, nếu có lên cũng rất gắt và đứt dây chỉ vài ngày sau đó. Điều này mang lại cảm giác dễ chịu cho người chơi; giống như ngồi trong một chiếc xe hơi nội thất phải êm ái, dàn lạnh phải mát mẻ trong lành, các nút điều khiển phải thiết kế khoa học.



3. Hình thức, kiểu dáng: sơn bóng, sơn mờ, xanh đỏ tím vàng; khuyết hay ko khuyết; dáng Martin, Taylor, Lakewood các kiểu. Thế thui mấy bạn chọn đàn Tàu hình thức kiểu dáng đẹp tuyệt vời, finished thì lung linh lun nhưng tiếng chả ra j. ..Đây là một điểm ít quan trọng so với với 2 tiêu chuẩn trên. Nhưng hỏi các bạn quan tâm vấn đề nào nhất thì 80% mua đàn vì cái số 3. Giống như một chiếc xe điểm đập vào mắt mọi người đó là hình thức bên ngoài. Khổ cái hình thức bên ngoài nó đánh vào cảm xúc của chúng ta hơn là kỹ thuật cũng như độ thân thiện. Nói rộng ra, đa số người tiêu dùng mua hàng bằng cảm xúc nhìu hơn là lí trí.



Một số điều rút ra từ bài viết:

-Đây chỉ là một bài so sánh vui, tuy nhiên mình hy vọng nó sẽ thay đổi được quan điểm của các bạn về việc chọn đàn trong nhìu đợt tới.

-Lựa đàn chỉ mang tính tương đối, chứ khó khi nào đạt đến độ hoàn hảo dc. Quan điểm của mình cũng như các Mod đi lựa đàn là "lựa cho mem cây đàn tốt nhất trong tầm giá". Như bạn bỏ ra một khoảng tiền ít ỏi khoảng 900k-1tr6 mà đòi âm hay, gỗ xịn, action chuẩn, hình thức đẹp thì mình pó tay. "Tiền nào của nấy" tất nhiên là một cây đàn đạt được đến độ hoàn hảo ấy thì cái giá ko hề rẻ; Đàn VN tầm 8-12tr; Đàn Mỹ phải 3000-5000$. Giống như những dòng xe hoản hào đạt đủ 3 yếu tố như Mercedes, BMW, Audi, Porsche (Đức) ; Lamborghini (Ý); Lexus (Nhật); Cadillac (Mỹ), Roll Royce giá thì vài trăm ngàn $ đến vài triệu $ tiền đâu mua. Thui có 500-800tr làm bạn với xe Nhật Toyota, Honda, Mazda dc oi. 

Điều ắt có và đủ để có 1 cây đàn Guitar "hay" cần phải hội đủ những yếu tố nào?




1/ Nguồn nguyên liệu gỗ ( cây gỗ đó có đủ tuổi hay lâu năm ko ? Phôi gỗ lấy ở phần gốc, thân hay ngọn )

2/ Qui trình xử lý gỗ ( Cách ngâm tẩm hoá chất, phương pháp sắp xếp gỗ như thế nào trong lò sấy, thời gian sấy tuỳ thuộc vào mỗi loại gỗ )

3/ Độ ẩm và độ khô của gỗ.

4/ Cấu tạo của "Tom" gỗ ( cấu tạo của thớ gỗ hay cấu trúc thành phần gỗ )

Và nhiều vấn đề khác nữa v.v ...v 

Việc định nghĩa một cây đàn “hay.” Xét cho cùng, một cây đàn hay phải do chính người nghe nhận xét. Mỗi người có một nhận xét riêng, không thể tìm được sự đồng thuận. Nhưng có những tiêu chuẩn cần sự đồng thuận. “Ðiều quan trọng nằm ở những đặc tính kỹ thuật bảo đảm cho một cây đàn được gọi là hay.” Tiêu chuẩn này gồm 5 yếu tố: âm vực, độ vang, độ ngân, không nốt chết, và đánh giá tổng quát.”

Gỗ có thể là tất cả vấn đề. Gỗ tốt cho cây đàn tốt. Và đó cũng là lý do tại sao cùng một loại gỗ, cùng một người làm đàn, không cây guitar nào cho âm thanh giống cây guitar nào. “Ðơn giản, vì cấu trúc các thớ gỗ luôn luôn khác nhau.” 


Dù là Đàn nào đi chăng nữa, cũng có Đàn " hay", Đàn "dở" và Tiệm nào hay các Nghệ nhân hoặc những thương hiệu khác cũng vậy, cũng có Đàn "dở", Đàn "hay". Ko thể nói trước trước được điều gì, nếu bạn chưa test thử và lắng nghe bằng tai qua những cây Đàn ấy. Về giá mỗi thương hiệu mỗi khác, bằng hoặc chênh lệch nhiều hay ít , quan trọng ở đây là giá trị về thẩm mỹ âm thanh tính trên cùng 1 mặt sàn giá.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Mặt Loại B-A-2A-3A Khác Nhau Ntn?

Sẵn có bạn hỏi mặt đàn phân loại B - A - 2A - 3A chất âm nó khác nhau thế nào?
Câu hỏi này mình thấy rất nhiều bạn thắc mắc, cũng như đổ tiền của vào cuộc chạy đua thông số gỗ đàn. Và mình cảm thấy bức xúc bấy lâu nay rồi giờ mới nói 

1/ Thứ nhất 1 cây đàn nó không giống như 1 cái điện thoại. 2 cây đàn handmade cùng thông số chất âm sẽ khác nhau
2/ Thứ hai thông số gỗ 1A - 2A -3A mình sẽ phân tích 1 ví dụ: 
- Như số chấm MegaPixel camera trên điện thoại, có một thời gian người ta mua điện thoại dựa vào số chấm, vậy là nhà sx điện thoại nâng số chấm camera lên vô tội vạ. (Hồi lâu rồi có nghe đâu Nokia ra chiếc điện thoại 41MP - chả biết làm gì, chụp hình vậy cho mau đầy bộ nhớ chăng ?) Vậy số chấm khủng thì ảnh sẽ đẹp ??? Cái này chắc ai cũng biết, một cái điện thoại 8MP, chắc gì chụp đẹp hơn cái 5MP. Quan trọng không phải ở kích thước khung hình thật to, thật nhiều điểm mà là ở chỗ tấm ảnh chụp có nét không thui. Với lại số chấm lớn liệu có cần thiết không nếu như bạn không phải nhà chụp ảnh chuyên nghiệp, chỉ là Chụp để giữ lại khoảnh khắc bên bạn bè, người thân ? 

3/ Trở lại về thông số gỗ 1A, 2A, 3A chỉ số cao thì gỗ càng già, vân càng đẹp là hoàn toàn chính xác. Còn về chất âm???
Vấn đề ở chỗ trước nay đi lựa đàn >95% các bạn lựa đàn theo thông số không phân biệt nổi cây nào mặt 1A, 2A, cây nào mặt 3A. Cũng như không thể nghe được cây 3A có hay hơn cây 2A, hoặc 2A hơn cây 1A chỗ nào.
Và kì lạ hơn là: thí dụ 2 bạn cùng mua cây đàn 5tr5 mặt top Spruce, back side Ziricote. Bạn có cây đàn mặt 2A chắc chắn cảm thấy đàn mình thua thiệt cây top 3A cùng loại. Mặc dù theo cảm nhận mình thấy cây mặt 2A đánh tiếng hay hơn nhiều( Nguyên nhân là nằm ở kĩ thuật đóng đàn, cây nào đóng tốt hơn thì hay hơn, mặt 2A,3A không ảnh hưởng nhiều)
Vậy nếu 2 cây đàn cùng đạt chuẩn kĩ thuật , cây top 3A có hay hơn cây top 2A -> xin thưa là: có nhưng mà không nhiều và mình nghĩ rằng với đại đa số các bạn chưa được thử qua nhiều đàn thì chắc cũng không phân biệt nổi. 

4/Và cũng có nhiều bạn hỏi riêng mình liệu một cây mặt top 4A, 5A giá cỡ nhiêu, kiếm được không. Mình chỉ nói thế này. Ở nước ngoài, ngoài mấy cây custom riêng, thì hầu hết mấy hãng đàn làm gỗ tầm 2A - 3A thui. Ngay cả Taylor mấy cây series 314-414 mình thấy vân gỗ còn thưa nhiều khi chẳng tới 3A (bạn đừng xem mấy cây chụp trên trang, họ quảng cáo thì họ lấy mấy cây đẹp nhất để chụp, ai lại lấy mấy cây bình thường, tốt nhất là xem mấy clip preview không chuyên (tức họ mua 1 cây sx đai trà về làm clip))
Còn mặt top 4A, 5A thường họ đóng riêng cho nghệ sĩ, chẳng hạn cây Lakewood 2009 Sungha Jung hồi bé chơi top 4A (5800 euro) (sau này cây SJ chơi top chỉ còn 3A giá ~ 3500$ thui). Cây All Koa của Taylor Swift Koa 5A  giá đâu 10.000$
Thật sự đàn VN trình độ đóng đàn ngày càng cao, nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định. Giả sứ có gỗ và đem miếng gỗ 4-5A đi đóng có phải hơi phí không

***Bài Viết của Mod Tranquochuy***

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Những Sai Lần Trong Việc Lựa Chọn Đàn

Tại sao mọi người chọn đàn cứ phải là nghệ nhân này, nghệ nhân kia, tiệm này , tiêm nọ hay các thương hiệu khác vậy ??? !!! Vấn dề bạn nêu, âu cũng là lẽ thường tình thôi ! Một cây đàn đạt được yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và chất âm cũa nó, còn phụ thuộc vào nhiều tố khách quan nữa , chứ ko phải riêng về tài nghệ của người nghệ nhân đó ! 

***
1/ Nguồn nguyên liệu gỗ ( cây gỗ đó có đủ tuổi hay lâu năm ko ? Phôi gỗ lấy ở phần gốc, thân hay ngọn )

2/ Qui trình xử lý gỗ ( Cách ngâm tẩm hoá chất, phương pháp sắp xếp gỗ như thế nào trong lò sấy, thời gian sấy tuỳ thuộc vào mỗi loại gỗ )

3/ Độ ẩm và độ khô của gỗ.

4/ Cấu tạo của "Tom" gỗ ( cấu tạo của thớ gỗ hay cấu trúc thành phần gỗ )

Và nhiều vấn đề khác nữa v.v ...v 

Việc định nghĩa một cây đàn “hay.” Xét cho cùng, một cây đàn hay phải do chính người nghe nhận xét. Mỗi người có một nhận xét riêng, không thể tìm được sự đồng thuận. Nhưng có những tiêu chuẩn cần sự đồng thuận. “Ðiều quan trọng nằm ở những đặc tính kỹ thuật bảo đảm cho một cây đàn được gọi là hay.” Tiêu chuẩn này gồm 5 yếu tố: âm vực, độ vang, độ ngân, không nốt chết, và đánh giá tổng quát.”

Gỗ có thể là tất cả vấn đề. Gỗ tốt cho cây đàn tốt. Và đó cũng là lý do tại sao cùng một loại gỗ, cùng một người làm đàn, không cây guitar nào cho âm thanh giống cây guitar nào. “Ðơn giản, vì cấu trúc các thớ gỗ luôn luôn khác nhau.” 

Một cây guitar có thể nghe rất hay khi được đánh lớn, nhưng hoàn toàn mờ nhạt khi chơi khẽ. Thiếu yếu tố âm vực, còn gọi là range, một cây guitar không thể diễn tả cảm xúc. 

Tiếng vang cũng vậy, một cây guitar thiếu độ vang tạo ra âm thanh của một viên đá rơi xuống mặt hồ, tạo tiếng rất khẽ, rất khô, rồi chết lịm. 

Nếu đàn tạo ra âm thanh, âm thanh ấy tương tự tiếng hát của một ca sĩ. Một cây đàn không thể ngân, như một ca sĩ có tiếng hát “không hơi rung nghèo nàn,” không thể là một cây đàn đúng nghĩa. 

Thiên về kỹ thuật, nhưng quan trọng bậc nhất, là việc bảo đảm một cây đàn không có nốt chết. “Mọi nốt đều “sống” đã khó cho người làm đàn, một nghệ nhân chỉ có thể kiểm tra nốt chết sau khi cây đàn... hoàn tất.” Nốt “chết” là do sóng âm thanh không phù hợp với cấu trúc đàn; điều chỉnh để một nốt được “tái sinh” rất có thể sẽ làm chết những nốt khác. Ðây là một trong những khâu khó nhất của nghệ nhân; nó tương tự bài thi cuối khóa, và quyết định sự thành bại của một tác phẩm nghệ thuật. 

Xét qua mọi yếu tố, âm vang, ngân nga, độ rộng của âm thanh, cuối cùng, người làm đàn phải tổng hợp tất cả mọi yếu tố trong một kết luận chung: đánh lên một hợp âm, hay gẩy khẽ một nốt, tiếng đàn cho cảm nhận ra sao. Sự đánh giá tổng quát âm thanh của cây guitar là bước cuối cùng quyết định khai sinh một nhạc cụ. 

“Chẳng bao giờ có thể khai sinh ngay một cây guitar sau khi hoàn tất.” Làm xong một cây đàn “chưa thể gọi là hoàn tất.” Sự hoàn tất chỉ đến sau khi người làm đàn chỉnh sửa lỗi trên cây đàn, là công việc “làm cho cây đàn tốt thêm 2% mà thôi hoặc hoàn toàn vứt bỏ nó.” Với những hãng Đàn danh tiếng trên thế giới hay một nghệ nhân có tâm với nghề sẽ loại bỏ những cây đàn như vậy. “Tôi không bán những cây đàn không đạt tiêu chuẩn.”


Dù là Đàn nào đi chăng nữa, cũng có Đàn " hay", Đàn "dở" và Tiệm nào hay các Nghệ nhân hoặc những thương hiệu khác cũng vậy, cũng có Đàn "dở", Đàn "hay". Ko thể nói trước trước được điều gì, nếu bạn chưa test thử và lắng nghe bằng tai qua những cây Đàn ấy. Về giá mỗi thương hiệu mỗi khác, bằng hoặc chênh lệch nhiều hay ít , quan trọng ở đây là giá trị về thẩm mỹ âm thanh tính trên cùng 1 mặt sàn giá.


Vì những lý do trên , tại sao trên diễn đàn GP của mình ngày càng có nhiều bạn rao bán đàn như mình đã nói trên *** Là vì quá cường điệu hoá "thần tượng" hoặc nghe những lời đồn đãi hay vì 1 lý do nào khác ...Một phần cũng mang tính thị hiếu và ngộ nhận, do ko am hiểu nhiều về đặc tinh kỹ thuật thẩm âm của cây đàn Guitar.

Bạn đừng nghĩ theo kiểu trưởng giả và không chịu nhìn vào các cửa tiệm hay thương hiệu khác mà bạn không biết. Có thể bạn sẽ bỏ qua một số cây đàn nào đó thực sự đặc biệt đấy.

Ai ai cũng đổ sô đi đặt và mua , nhưng có mấy ai biết được trong số đó có những cây bị lỗi kỹ thuật hoặc giả âm thanh chỉ đạt ở mức độ trung bình ... người mua lúc ban đầu ko cảm nhân được là do chưa có kinh nghiệm. Dùng 1 thời gian sau mới nhận ra , khi so sánh với cây đàn của những người bạn mới thấy có sự khác biệt về âm thanh và sự cố kỹ thuật của nó !


Ở tại TP. HCM có hơn 10 nghệ nhân đóng đàn có tuổi nghề trên dưới 40 năm, chưa bao giờ những nghệ nhân này tự vỗ ngưc xưng danh Đàn của mình đóng hay hơn nghệ nhân này hay nghệ nhân kia và ngược lại . Chỉ khẳng định rằng cây đàn này hay hơn cây đàn kia mà thôi !

Thật ra 1 người nghệ nhân VN giỏi sản xuất ra 10 cây đàn chỉ có 4 - 5 cây là đạt yêu cầu đặc tính kỹ thuật về chát âm thôi ! Còn lại là trung bình hay bị lỗi ( là do những nguyên nhân mình đã nêu trên ) Ngay cả các thương hiệu đàn ngoại cũng vậy, ngoại trừ những hãng đàn danh tiếng thế giới ( với sự kiểm định rất nghiêm ngặt, từ khâu chọn phôi gỗ cho tới khi hoàn tác 1 cây đàn. Nếu ko đạt chuẩn họ sẽ loại bỏ ngay ) .

Nếu như mình chọn đàn thì minh sẽ chọn 10 nghệ nhân, sẽ chọn được 30- 40 cây đạt yêu cầu trong tổng số 100 cây , còn hơn là chọn 1-2 nghệ nhân trong số 20 cây mà chỉ chọn được vỏn vẻn chỉ có 8 - 10 cây , nhiều khi ko chừng chỉ chọn được 4-5 cây thôi ! . Các mem đi chọn đàn của "Tổ chức chọn Đàn Miềm Nam "rất am hiểu về việc này , mỗi đợt đều lượn vòng qua 6-7 tiêm của những nghệ nhân làm đàn chứ ko nhất thiết là 1-2 tiệm có tiếng tăm nào đấy !

Còn về việc bạn có ý định đặt đàn với số tiền kh phải là nhỏ, bạn cũng nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định bạn ah ! Khi đặt vào tình thế chuyện đã rồi dù muốn hay ko bạn cũng phải lấy thôi !

Với cây đàn tầm giá bạn đưa ra thì sự chọn lựa rất lớn, Đàn Việt hoặc đàn Nhật đã qua sử dụng ( đàn của những người đi hợp tác lao động hoặc du học sinh đem về thôi, chứ còn Dàn Nhật cũ bây giờ là hàng "Rác" từ Campuchia đem về VN , hầu như đa phần được tân trang lại và bán trên thị trương rất nhiều ) Bạn có thể đi rảo các tiệm kháo sát về mặt hàng cũng như giá cả , cây nào hạp nhãn và tai nghe là mình lấy thôi ( để khách quan nên rủ 1 vài người bạn biết đánh đàn đi theo cùng thử ) Chúc bạn chọn được cây đàn ưng ý nhá .

Thân ái !

NÊN CHỌN ĐÀN NHƯ THẾ NÀO?

Gỗ được đánh giá theo tiêu chuẩn, được phân ra chủ yếu theo 5 cấp ( A, AA, AAA, AAAA , AAAAA) theo tuổi thọ ( gỗ càng lâu năm thì làm đàn càng hay ) theo chuẩn Taylor dùng, thì các dòng 4A và 3A được các hãng đàn danh tiếng sử dụng nhiều nhất, các loại 1A, 2A thì được đẩy sang các thị trường thấp hơn và đương nhiên giá cũng rẻ hơn.

Các loại gỗ được xếp loại làm đàn yêu cầu : gỗ khai thác đúng kỹ thuật, đã sơ chế, không có mắt, không sâu, mối, mọt, được bảo quản tồt trong điều kiện thích hợp..


Gỗ làm guitar tốt nhất là gỗ lâu năm, đàm bảo các yêu cầu về kỹ thuật .


Tại sao đàn việt nam All Solid lại rẻ như thế, do đa đa phần làm bầng thủ công, đầu tư chí phí sản xuất thấp ( ko sử dụng máy móc thiết bị công nghệ đắt tiền ) tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, được hưởng chính sách thuế ưu đải ...

Cũng như Taylor hay Martin đều có cấu hình laminate tại sao lại đắt hơn đàn China cùng cấu hình ( Adonit, Dove...)

- Đàn Vn sử dụng những loại gỗ được khai thác tại chỗ với số lượng rất lớn, giá thành rẻ, từ nhiều nguồn khác nhau, các loại như : Gỗ Nato (Hồng Đào) , Xoan Đào, Gõ đỏ, Asían Koa ( Gỗ điệp ) mahogany , Thao Lao ... khai thác ở Vn, Lào, Cambodia, Philippine... Công nghệ xẻ, gia công, tẩm sấy cũng được cải thiện đáng kể nhiều hơn so với trước. 


Tiêu chuẩn chọn gỗ của các thương hiệu danh tiếng rất khắt khe, ví như Taylor, từ khâu khai thác, xẻ, bảo quản, tẩm ướp đều theo 1 quy trình khép kín, rất chuyên nghiệp, chỉ có 20 > 25 % gỗ trong số đó được chọn để làm đàn ( hơn 70 % còn lại sẽ đẩy ra thị trường hoặc ra các nước khác ). Gỗ để làm guitar sẽ trải qua 1 quy trình kiểm tra chất lượng cực kỳ gắt gao ( tuổi thọ, mầu, vân gỗ, độ đàn hồi, lượng nước còn trong gỗ..). Khâu sấy, ép, tẩm ướp cần hơn 6 tháng tới 2 năm mới cho ra được 1 đơn vị gỗ thành phẩm ( độ ẩm tuyệt đối, không mối mọt, không biến dạng..)

- Còn đàn xuất xứ China, sản xuất theo công nghiệp đại trà, do cơ chế áp lực về thị trường, vốn và nhân công, 1 nhà máy sản xuất có thể cho ra thị trường 500 > 1.000 cây trên 1 ngày. Do sử dụng gỗ Veneer (công nghệ ván ép in giả vân gỗ ) và gỗ cán mỏng ( Laminate hay còn gọi là gỗ nhân tạo ) Nhưng thời gian sấy, tẩm ướp gỗ cũng chỉ từ 4 ngày > 2 tuần. Gỗ sau khi sấy khô và ướp hóa chất công nghiệp, sẽ có độ cứng cao, mầu sắc bắt mắt. Vì được sấy khá kỹ nên lúc mới, đàn China thường khá nhẹ, tiếng đàn to và vang ( tuy nhiên không có chiều sâu ). Về Việt nam do độ ẩm cao, lại thêm chế độ bảo quản chưa hợp lý, nên hút ẩm > độ dao động của gỗ giảm, tiếng đàn nhỏ dần và rất bí. ( điều này chắc cũng rất nhiều mem đã trải nghiệm rồi. )

+ Đàn dù là đàn gì đi chăng nữa, đều có đàn hay, đàn dở... Nhưng kinh nghiệm sống còn là không nên mua các hàng sản xuất có số lượng lớn, chế tác công nghiệp.

+ Đừng nên chỉ chọn đàn bằng mắt, nên lắng tai nghe.

+ Và đừng bao giờ hy vọng mua được cái gì tốt,giá rẻ - trừ khi bạn là người quá am hiểu, hoặc là người sản xuất ra chúng.


Bài viết này có thể là có ích với các bạn ở Việt Nam (VN) khi muốn mua 1 cây đàn sản xuất ở nước ngoài (gọi tắt là đàn ngoại). Tại sao? Sản xuất ở nước ngoài, khi vận chuyển đến VN, do điều kiện nhiệt đới hóa (tropicalized) khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm, có thể làm sai lệch về mặt âm học do sự biến dạng của chất liệu gỗ , gây ra 2 hiện tượng tai hại là : lạc phím và giảm độ ngân.


Chúc các bạn chọn được một cây đàn tốt, nó sẽ làm cho cuộc đời bạn thêm vui hơn.